NGÀNH/CHUYÊN NGÀNH: CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Công nghệ thông tin (CNTT) là ngành sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, bảo vệ, xử lý, lưu trữ, truyền và thu thập thông tin. Người làm việc trong ngành này thường được gọi là nhân viên IT. Có kiến thức liên quan đến nghiên cứu phát triển, gia công phần mềm, ứng dụng hệ thống phần mềm; kiến thức về thiết kế, xây dựng, vận hành, cài đặt, và bảo trì các phần mềm, phần cứng của hệ thống máy tính và các hệ thống thiết bị dựa trên máy tính; các kiến thức về mạng máy tính và truyền thông.

THÔNG TIN VỀ NGÀNH
+ Số tín chỉ: 135
+ Số kỳ: 8
+ Bằng cấp: Cử nhân
+ Thời gian đào tạo 4 năm
+ Quy mô đào tạo hiện tại: 896 sinh viên
ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN
20% Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ
80% Thạc sĩ
CƠ HỘI VIỆC LÀM
Tỷ lệ việc làm > 94% trong 6 tháng sau tốt nghiệp.
Tỷ lệ việc làm gần 100% sau tốt nghiệp 12 tháng
CƠ HỘI PHÁT TRIỂN
FIT-HPUni đồng hành cùng các sinh viên giỏi với học bổng toàn phần & bán phần, du học tại chỗ.

Truyền đạt kiến thức vững chắc để sinh viên vào đời vững vàng!

“You can do IT, we are ready to accompany”

“Bạn có thể làm điều đó, chúng tôi sẵn sàng đồng hành”

+ Chương trình định hướng thực hành, ứng dụng; sinh viên được học và thực hiện các project thực tế; 100% các học phần chuyên ngành đều được đánh giá thi trên máy, báo cáo bài tập lớn

+ Phát triển các kỹ năng: kỹ năng tư duy logic, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng quản lý thời gian,v.v. Đây là những kỹ năng hết sức quan trọng nhằm giúp sinh viên phát huy tối đa những khả năng, tố chất mà một người IT cần phải có.

★KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN - ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG

Người FITer

Học tập và thực tế

Thành tích

Các chuyên ngành đào tạo

Hoạt động phong trào

⮴ NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN – ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG

NGÀNH NGHỀ ĐÀO TẠO

Mã trường: THP

Mã ngành: 7480201

Mã chuyên ngành: Không

Chỉ tiêu năm 2024:  266







TỔ HỢP XÉT TUYỂN

Xét tuyển theo kết quả thi THPT

  • A00: Toán, Lý, Hoá

  • A16: Toán, KHTN, Văn

  • C01: Văn, Toán, Lý

  • D01: Văn, Toán, Ngoại ngữ

Xét tuyển Học bạ THPT

  • A00: Toán, Lý, Hoá

  • C01: Văn, Toán, Lý

  • C02: Văn, Toán, Hoá

  • D01: Văn, Toán, Ngoại ngữ

HÌNH THỨC XÉT TUYỂN

  1. 1. Xét tuyển thẳng theo qui chế của Bộ Giáo dục và đào tạo

  2. 2. Xét tuyển dựa vào kết quả thi ĐG năng lực của ĐH Quốc gia HCM & HN

  3. 3. Xét tuyển theo kết quả kỳ thi THPT Quốc gia

  4. 4. Xét tuyển theo kết quả Học bạ THPT theo 2 phương án (Kết quả học tập năm lớp 12. Điểm trung bình môn năm lớp 11 và  Điểm học kỳ 1 lớp 12)

ĐIỂM CHUẨN 3 NĂM GẦN NHẤT

  1. - 2021: 15 (THPT), 20 (HB)

  2. - 2022: 17.5 (THPT), 23 (HB)

  3. - 2023: 21.5 (THPT), 24.5 (HB)

 

🡽 TRẢI NGHIỆM MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP HIỆN ĐẠI

Cơ sở vật chất

Khoa có 03 Phòng thực hành 

  1. Phòng thực hành gia công Công nghệ phần mềm

  2. Phòng thực hành An ninh, An toán thông tin

  3. Phòng thực hành Tin học có sở

01 Lab nghiên cứu ICS (Tính toán và bảo mật thông minh)

Phương pháp học tập

Sinh viên được trải nghiệm Chương trình Đào tạo tiên tiến được triển khai theo quy trình CDIO (Conceive/Hình thành ý tưởng – Design/Thiết kế – Implement/Triển khai – Operate/Vận hành) – quy trình chuẩn về đào tạo kỹ sư của thế giới – sinh viên sẽ nắm bắt đầy đủ các kiến thức ngành/chuyên ngành và kỹ năng liên quan như: kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giao tiếp…

Thời gian học, thực hành, thực tập

Thời gian học: 4 năm

Chương trình định hướng thực hành, ứng dụng; sinh viên được học và thực hiện các project thực tế; 100% các học phần chuyên ngành đều được đánh giá thi trên máy, báo cáo bài tập lớn

+ Phát triển các kỹ năng: kỹ năng tư duy logic, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng quản lý thời gian,v.v. Đây là những kỹ năng hết sức quan trọng nhằm giúp sinh viên phát huy tối đa những khả năng, tố chất mà một người IT cần phải có.

 

 

📂 CƠ HỘI HỌC TẬP VÀ PHÁT TRIỂN KHÔNG GIỚI HẠN

- Học ngành Công nghệ thông tin bạn có thể làm việc với các vị trí:

  • Lập trình viên là người viết mã và phát triển phần mềm, ứng dụng hoặc website.

  • Kỹ sư phần mềm tham gia vào việc phát triển phần mềm từ giai đoạn lên ý tưởng đến triển khai. Công việc của kỹ sư phần mềm bao gồm thu thập yêu cầu khách hàng, phân tích yêu cầu, thiết kế hệ thống, lập trình, kiểm thử và triển khai phần mềm.

  • Quản trị hệ thống: bao gồm cài đặt, cấu hình, giám sát và bảo trì hệ thốngmạng máy tính, hệ điều hành, ứng dụng và các công nghệ liên quan.

  • Chuyên gia bảo mật đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin và hệ thống mạng.

  • Giảng dạy và nghiên cứu về công nghệ thông tin tại những cơ sở đào tạo.

  • Công việc trong các tổ chức hành chính, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục và đào tạo, sử dụng Tin học để thực hiện công việc.

 

- Đối tác liên kết