Thông tin khái quát:
Ngành Hướng dẫn du lịch tại Trường Đại học Hải Phòng trang bị cho sinh viên kiến thức và kỹ năng tổ chức hoạt động du lịch, điều hành tour, hướng dẫn viên tại các doanh nghiệp du lịch và điểm đến du lịch. Với đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, hệ thống phòng thực hành nghiệp vụ hướng dẫn, phòng tổ chức sự kiện và mạng lưới đối tác doanh nghiệp rộng khắp, sinh viên có cơ hội thực hành nghề nghiệp tại Trường, thực tập tại các doanh nghiệp lữ hành hàng đầu trong và ngoài nước, các cơ quan chuyên trách quản lý Nhà nước về văn hoá, du lịch. Chương trình đào tạo gắn kết giữa lý thuyết với thực tiễn, giúp sinh viên trang bị và tích luỹ hệ thống kiến thức cơ sở, kiến thức ngành, thành thạo các kỹ năng nghề như: kỹ năng thuyết minh, kỹ năng hoạt náo, tổ chức sự kiện, chăm sóc khách hàng, quản lý nhân sự và điều hành doanh nghiệp du lịch.
Giá trị cốt lõi tạo nên sự khác biệt của chương trình đào tạo:
Chương trình đào tạo giúp người học có các kiến thức chuyên sâu, gắn kết thực tiễn, sẵn sàng hội nhập ngành du lịch trong nước và quốc tế.
Đạt chuẩn chất lượng
Chương trình được xây dựng theo chuẩn quốc gia, cập nhật xu hướng du lịch hiện đại, giúp sinh viên có kiến thức chuyên sâu về quản trị lữ hành, hướng dẫn du lịch và điều hành các dịch vụ du lịch.
Môi trường học tập năng động, hiện đại
Cơ sở vật chất hiện đại, môi trường học tập thân thiện, nhiều hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ giúp sinh viên phát triển toàn diện về kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp.
Cơ hội việc làm rộng mở, khởi nghiệp sáng tạo
Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc tại các công ty lữ hành, khách sạn, khu du lịch, hoặc tự khởi nghiệp trong lĩnh vực du lịch – dịch vụ với sự hỗ trợ từ nhà trường và các đối tác doanh nghiệp.
Đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, gắn kết doanh nghiệp
Giảng viên là các chuyên gia có trình độ cao, giàu kinh nghiệm thực tiễn, cùng với sự hợp tác chặt chẽ của doanh nghiệp giúp sinh viên học tập và thực hành trong môi trường chuyên nghiệp.
Thực hành thực tế, trải nghiệm phong phú
Sinh viên có nhiều cơ hội tham gia thực tập tại các doanh nghiệp du lịch, khách sạn hàng đầu, tham gia các tour khảo sát, học tập tại điểm đến giúp nâng cao kỹ năng nghề nghiệp.
NĂNG LỰC ĐẦU RA
- Áp dụng kiến thức
Vận dụng kiến thức nền tảng và chuyên ngành để phân tích, đánh giá các vấn đề trong lĩnh vực du lịch và lữ hành.
- Thành thạo kỹ năng nghiệp vụ
Vận dụng linh hoạt các quy trình và kỹ năng nghiệp vụ trong lĩnh vực lữ hành, khách sạn và hướng dẫn du lịch, bao gồm thiết kế tour, điều hành dịch vụ, chăm sóc khách hàng, và xử lý tình huống thực tế, đảm bảo chất lượng và hiệu quả trong công việc.
- Nhạy bén sự thay đổi
Nhận diện và thích ứng với những biến động của ngành du lịch trong bối cảnh kinh tế quốc gia và toàn cầu.
- Mang lại giá trị
Ứng dụng nguyên lý quản trị dịch vụ du lịch nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp theo hướng bền vững.
- Tính chuyên môn cao
Thực hiện hiệu quả các công việc chuyên môn trong quản lý, điều hành tour, lữ hành và khách sạn.
- Hoàn thiện kỹ năng mềm
Thành thạo tin học văn phòng, kỹ năng giao tiếp và ngoại ngữ để làm việc trong môi trường chuyên nghiệp.
- Khẳng định bản thân
Chủ động thể hiện năng lực cá nhân, làm việc nhóm hiệu quả và đóng góp tích cực vào hoạt động tổ chức.
- Giải quyết vấn đề
Phát triển tư duy phản biện, kỹ năng phân tích và tổng hợp để xử lý tình huống thực tế trong ngành du lịch.
CƠ HỘI HỌC TẬP VÀ PHÁT TRIỂN KHÔNG GIỚI HẠN
Thời gian học, thực hành, thực tập
Thời gian học: 4 năm
Chương trình đào tạo tại Khoa Du lịch trường Đại học Hải Phòng được thiết kế để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường lao động trong ngành du lịch. Dưới đây là một số thông tin về các đợt thực tập, thực hành, thực tế của khoa:
1. Thực hành tích cực: Chương trình thường tích hợp nhiều hoạt động thực hành trong nhiều học phần nghiệp vụ du lịch như: Nghiệp vụ lễ tân, nghiệp vụ nhà hàng, nghiệp vụ buồng, nghiệp vụ lữ hành - hướng dẫn, hoạt động teambuilding, tổ chức sự kiện, đào tạo MC...
2. Thực tập: Bao gồm 02 đợt thực tập tại các doanh nghiệp lữ hành, tổ chức sự kiện. Nhờ vào những trải nghiệm này, sinh viên có cơ hội áp dụng kiến thức lý thuyết vào thực tiễn và phát triển kỹ năng thực hành.
3. Thực tế: Hàng năm, sinh viên được hướng dẫn và hỗ trợ một cách chặt chẽ từ giáo viên có kinh nghiệm và các chuyên gia trong ngành du lịch trong các chuyến thực tế nghề nghiệp tại các tuyến miền Trung, Tây Bắc, Đông Bắc. Đây cũng là cơ hội sinh viên được tiếp xúc và học hỏi từ các doanh nghiệp, cơ quan tổ chức sự kiện và các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực.
Sinh viên được tham gia CLB FOT, giao lưu với các Hướng dẫn viên chuyên nghiệp, các lớp đào tạo MC ngắn hạn để trau dồi kỹ năng nghề nghiệp du lịch.
- Học ngành Hướng dẫn du lịch bạn có thể làm việc ở các vị trí:
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể tham gia vào nhiều lĩnh vực khác nhau trong ngành du lịch và lữ hành, bao gồm:
· Hướng dẫn viên du lịch
· Thuyết minh viên tại điểm
· MC sự kiện
· Thiết kế và điều hành tour
· Tổ chức sự kiện và hội nghị
· Quản lý dịch vụ du lịch và lữ hành
· Quản lý điểm du lịch và cơ sở vui chơi giải trí
· Tiếp thị và quảng cáo du lịch
· Quản lý nhà nước về du lịch
· Nghiên cứu, quy hoạch và phát triển du lịch
Mức lương: Khởi điểm từ 7 – 10 triệu đồng/tháng
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
- Thông tin cơ bản về Khoa + Địa chỉ: Nhà B10, Trường Đại học Hải Phòng, 171 Phan Đăng Lưu - Kiến An - Hải Phòng
- Các chuyên ngành Đào tạo + CHUYÊN NGÀNH: Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành. Tên tiếng Anh: Tourism and Travel Management Tên tiếng Anh: Tourism Guiding + CHUYÊN NGÀNH: Quản trị lữ hành, khách sạn. Tên tiếng Anh: Travel and Hospitality Management - Các hướng nghiên cứu chính: + Quản trị trong lĩnh vực du lịch: dịch vụ, lữ hành, khách sạn, các dịch vụ bổ sung trong lĩnh vực du lịch… + Phát triển bền vững trong du lịch: Nghiên cứu về cách phát triển ngành du lịch một cách bền vững, bảo vệ môi trường, duy trì phát huy văn hóa địa phương và cải thiện chất lượng cuộc sống cho cộng đồng địa phương. + Tác động của du lịch đối với văn hóa: Bao gồm cả sự tiếp xúc văn hóa, tăng cường nhận thức văn hóa và bảo tồn di sản văn hóa. + Quản lý và chính sách du lịch: Nghiên cứu về các chính sách, quy định và chiến lược quản lý du lịch, bao gồm quản lý khách du lịch, quản lý tài nguyên du lịch và quản lý mối quan hệ với cộng đồng địa phương. + Xây dựng thương hiệu địa điểm du lịch: Nghiên cứu về cách xây dựng và quản lý thương hiệu cho các địa điểm du lịch, bao gồm cả các chiến lược quảng bá và tiếp thị. + Sử dụng công nghệ trong du lịch: Nghiên cứu về cách sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong ngành du lịch, bao gồm cả các ứng dụng di động, trải nghiệm thực tế ảo. + Thị trường du lịch và hành vi người tiêu dùng: Nghiên cứu về các xu hướng thị trường du lịch, hành vi và quyết định của người tiêu dùng, cũng như ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế và xã hội lên ngành du lịch. + Khám phá và phát triển các địa điểm du lịch mới: Bao gồm cả việc nghiên cứu về tiềm năng du lịch của các khu vực chưa được khai thác. - Thành tích + Chủ trì nhiều đề tài nghiên cứu khoa học các cấp. + Nhiều giải thưởng khoa học cấp Bộ năm học: 2015-2016; 2019-2020; 2021-2022; 2022-2023; 2023-2024; + Các giải thưởng của các cuộc thi do Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Sở Du lịch Hải Phòng, Hiệp hội Du lịch Hải Phòng tổ chức. + Giải SV – Starup năm 2021. + Giải thưởng cuộc thi “Ươm mầm khởi nghiệp Hải Phòng 2021”. + Đạt giải trong cuộc thi Tech fest Hải Phòng 2021. |
|