Thông tin khái quát:
Giáo dục mầm non (GDMN) là ngành đào tạo cử nhân Sư phạm Giáo dục Mầm non có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt; có năng lực tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ ở các cơ sở giáo dục mầm non đáp ứng yêu cầu đổi mới của thực tiễn; có năng lực nghiên cứu khoa học để giảng dạy, công tác trong các lĩnh vực liên quan đến giáo dục mầm non tại các cơ sở giáo dục, các đơn vị hành chính sự nghiệp khác; có khả năng thích nghi với mọi môi trường làm việc; thích ứng với sự thay đổi và phát triển của giáo dục mầm non; có khả năng tiếp tục tham gia học tập, nghiên cứu chuyên môn ở các chương trình đào tạo sau đại học.
Giá trị cốt lõi tạo nên sự khác biệt của chương trình đào tạo:
Chương trình đào tạo đáp ứng được thay đổi của xã hội và yêu cầu của nhà tuyển dụng. Sinh viên có khả năng tiếp tục tham gia học tập, nghiên cứu về chuyên môn ở các chương trình đào tạo sau đại học.
Sinh viên được miễn học phí, được hỗ trợ kinh phí đào tạo theo Nghị định 116.
Đạt chuẩn chất lượng
Chương trình đào tạo cử nhân Sư phạm Giáo dục Mầm non đạt chuẩn kiểm định chất lượng đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Mang lại trải nghiệm thực tế
Các chương trình liên kết doanh nghiệp nhằm tăng trải nghiệm thực tế cho sinh viên và cơ hội việc làm sau tốt nghiệp.
Phát triển năng lực
Lấy người học làm trung tâm, kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy tiên tiến
Liên kết với các cơ sở giáo dục
Khoa có mối liên hệ với sở Giáo dục và Đào tạo, các phòng Giáo dục, các trường mầm non công lập, các trường mầm non tư thục và các trường mầm non quốc tế.
Đào sâu chuyên môn
Chương trình đào tạo cử nhân Sư phạm Giáo dục Mầm non giúp sinh viên có khả năng thích nghi với mọi môi trường làm việc; thích ứng với sự thay đổi và phát triển của giáo dục mầm non; có khả năng tiếp tục tham gia học tập, nghiên cứu chuyên môn ở các chương trình đào tạo sau đại học.
NĂNG LỰC ĐẦU RA
Sinh viên sau khi tốt nghiệp đạt được các năng lực sau:
1. Năng lực chuyên môn.
+ Sinh viên có kiến thức về chương trình giáo dục mầm non; đặc điểm phát triển tâm sinh lý của trẻ để áp dụng phương pháp giảng dạy phù hợp.
+ Sinh viên có kiến thức, kĩ năng về thiết kế và tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ ở trường mầm non.
+ Xây dựng các công cụ, thu thập và phân tích được dữ liệu đánh giá sự phát triển của trẻ để kịp thời điều chỉnh kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ; đánh giá kết quả lao động sư phạm của bản thân và đồng nghiệp.
2. Năng lực sư phạm
+ Quản lý lớp học và xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ mầm non.
+ Kỹ năng giao tiếp, ứng xử với phụ huynh, đồng nghiệp và trẻ.
+ Sự sáng tạo và linh hoạt trong giảng dạy.
3. Năng lực ứng dụng công nghệ trong giảng dạy
Sinh viên phải có khả năng ứng dụng công nghệ trong việc thiết kế và tổ chức hoạt động cho trẻ theo hướng lấy trẻ làm trung tâm.
4. Kỹ năng mềm và năng lực xã hội: Kỹ năng làm việc nhóm; Kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định; Kỹ năng tự học và tự bồi dưỡng.
5. Đạo đức nghề nghiệp: Tinh thần trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp; Tôn trọng sự đa dạng và hòa nhập; Lòng yêu nghề mến trẻ.
6. Kết nối với cộng đồng và xã hội: Sinh viên biết cách xây dựng và duy trì mối quan hệ với phụ huynh, đồng nghiệp và các tổ chức xã hội nhằm đảm bảo cho sự phát phát triển toàn diện của trẻ.
PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP, GIẢNG DẠY & ĐÁNH GIÁ
- Phương pháp giảng dạy
Thuyết trình, thảo luận, giải quyết vấn đề, thực hành, thảo luận nhóm, báo cáo các chuyên đề, hướng dẫn sinh viên tự học … Hướng dẫn SV rèn kỹ năng sư phạm thông qua lập kế hoạch thực hành bài dạy, tập giảng theo nhóm hoặc cả lớp. Hướng dẫn SV cách tự nghiên cứu các vấn đề cơ bản liên quan đến chương trình giáo dục mầm non ở dưới trường mầm non (tìm kiếm thông tin về thông tư, chương trình, kế hoạch bài dạy, cách thức tổ chức giảng dạy; dự giờ các tiết học; thực hành tập giảng trên lớp học hoặc dưới trường....)
- Phương pháp học tập
Nghe giảng; nghiên cứu lý thuyết kết hợp thực hành thực tập; học hợp tác, làm việc và thảo luận nhóm; tự học và nghiên cứu độc lập; ứng dụng công nghệ trong học tập; học tập qua các tình huống thực tế …
- Phương pháp đánh giá
Kết hợp các công cụ đánh giá gồm: tự luận; trắc nghiệm khách quan; vấn đáp; thực hành; thực hiện dự án, báo cáo, làm chuyên đề, bài tập lớn
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC VÀ MẦM NON - ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
Thông tin cơ bản về Khoa + Địa chỉ: Nhà B3, Trường Đại học Hải Phòng, 171 Phan Đăng Lưu - Kiến An - Hải Phòng Các chuyên ngành Đào tạo + CHUYÊN NGÀNH: Giáo dục tiểu học |
Học tập và thực tế Nghiên cứu khoa học Hoạt động phong trào |
CƠ HỘI HỌC TẬP VÀ PHÁT TRIỂN KHÔNG GIỚI HẠN
-
Kết nối doanh nghiệp:
Khoa Giáo dục Tiểu học và mầm non có sự kết nối với Sở GD&ĐT, các phòng GD&ĐT, các trường mầm non công lập, tư thục và các trường mầm non quốc tế tại Hải Phòng.
-
Vị trí việc làm:
+ Giáo viên mầm non
+ Chuyên viên, quản lý tại các trường mầm non và các tổ chức giáo dục có liên quan đến hoạt động giáo dục mầm non.
+ Nghiên cứu và học tập trình độ sau đại học