Điện công nghiệp và dân dụng

THÔNG TIN KHÁI QUÁT

Chương trình đào tạo công nghệ kỹ thuật Điện-Điện tử (chuyên ngành Điện công nghiệp và dân dụng) được xây dựng hướng tới mục tiêu đào tạo sinh viên trở thành những kỹ sư thực hành có khả năng vận dụng các kiến thức kỹ năng tư duy sáng tạo cho các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, điện, điện tử, lắp ráp bảo trì, vận hành và thi công các hệ thống các dây chuyền tự động hóa. Hiện nay Nhà trường đang tiếp tục đào tạo nhân lực trình độ Đại học cũng như nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và cung ứng dịch vụ trong lĩnh vực Điện công nghiệp và dân dụng.

 

Giá trị cốt lõi tạo nên sự khác biệt của chương trình đào tạo:

Chương trình đào tạo giúp người học xây dựng các kỹ năng cần thiết để làm việc và thích ứng với sự thay đổi.

Phát triển năng lực

Lấy người học làm trung tâm, kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy như Blended Learning, Flipped Classroom, học tập và tương tác trên hệ thống LMS (E-learning), làm đồ án môn học và đồ án tốt nghiệp.

Mang lại trải nghiệm thực tế

Các chương trình liên kết doanh nghiệp nhằm tăng trải nghiệm thực tế cho sinh viên và cơ hội việc làm sau tốt nghiệp.

Năng lực đầu ra

- Áp dụng kiến thức

Giải thích và đánh giá các vấn đề kỹ thuật thông qua việc vận dụng kiến thức cơ sở ngành.

- Mang lại giá trị

Áp dụng nguyên lý của ngành nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức theo hướng phát triển bền vững.

- Tính chuyên môn cao

Vận dụng kiến thức chuyên ngành vào quá trình vận hành các công việc chuyên môn trong tổ chức.

- Hoàn thiện kỹ năng mềm

Thành thạo kỹ năng sử dụng tin học văn phòng và anh văn giao tiếp.

- Khẳng định bản thân

Chứng tỏ khả năng bản thân và chia sẻ hiểu biết cá nhân vào hoạt động đội, nhóm, tổ chức.

- Giải quyết vấn đề

Vận dụng kỹ năng phân tích, tổng hợp, tư duy phản biện để giải quyết vấn đề trong vận hành tổ chức.

- Thành thạo công cụ

Vận dụng kỹ năng tra cứu, thu thập, phân tích và xử lý thông tin qua các công cụ định tính và định lượng để phân tích.

Phương pháp học tập, giảng dạy và đánh giá

Chương trình đào tạo áp dụng linh hoạt nhiều phương pháp giảng dạy, kết hợp các công cụ đánh giá đa dạng.

- Phương pháp giảng dạy

Thuyết giảng, xây dựng tình huống, tổ chức hoạt động nhóm.

- Phương pháp học tập

Nghe giảng, tự học, làm việc nhóm, tham khảo thông tin, thuyết trình.

- Phương pháp đánh giá

Kết hợp các công cụ đánh giá gồm: tự luận, trắc nghiệm khách quan, vấn đáp, dự án thông qua các bài kiểm tra, báo cáo.

KHOA CÔNG NGHỆ VÀ KỸ THUẬT - ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG

- Thông tin cơ bản về Khoa

+ Địa chỉ: Phòng 107 Nhà C6, Trường Đại học Hải Phòng, 171 Phan Đăng Lưu - Kiến An - Hải Phòng
+ Điện thoại: 0913076855
+ Email: khoacongnghevakythuat@dhhp.edu.vn
+ Website: http://dhhp.edu.vn
+ Thành lập: năm 2024 trên cơ sở hợp nhất hai khoa Điện-Cơ và khoa Xây dựng, hiện đang thực hiện các Chương trình đào tạo theo định hướng ứng dụng. Đội ngũ cán bộ giảng viên của Khoa có trình độ chuyên môn vững vàng, có nhiều kinh nghiệm trong công tác nghiên cứu, đào tạo và thực tế tại các doanh nghiệp. Các giảng viên đều có trình độ thạc sỹ trở lên, trong đó có có 01 GS, 03 PGS, 15 TS. Giảng viên tích cực hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học, thiết kế đồ án môn học, đồ án tốt nghiệp gắn liền với các vấn thực tế, liên tục nhiều năm Khoa Công nghệ và Kỹ thuật có nhiều sinh viên đạt giải cao trong học tập và nghiên cứu khoa học cấp trường, thành phố và cấp Bộ. Theo học tại khoa, hàng năm sinh viên được tham gia thực tập, thực tế tại các tập đoàn công nghiệp và doanh nghiệp xây dựng hàng đầu như: LG, Canon, Vinfast, Honor, LiteOn, EBA, Coteccons, Hòa Bình, Ricons, Newtecons, Delta, Fecon và các nhà máy sản xuất tại các khu công nghiệp Đình Vũ, VSIP, Nomura, Tràng Duệ. Với 01 chương trình đào tạo thạc sĩ và 07 chương trình đào tạo đại học, các thạc sĩ Xây dựng, cùng hàng ngàn kỹ sư Xây dựng, kỹ sư Cơ khí, kĩ sư Điện, kiến trúc sư giỏi nghề, năng động đã tốt nghiệp tại khoa, đã và đang đảm nhận các vị trí khác nhau trong các nhà máy, xí nghiệp, các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Tất cả đều có mức lương cao và hầu hết có điều kiện thăng tiến tốt.

- Các chuyên ngành Đào tạo

+  CHUYÊN NGÀNH: Công nghệ chế tạo máy
Tên tiếng Anh: Mechanical Engineering
+  CHUYÊN NGÀNH: Công nghệ kỹ thuật Cơ điện tử
Tên tiếng Anh: Mechatronics Engineering
+  CHUYÊN NGÀNH: Công nghệ kỹ thuật Điện-Điện tử
Tên tiếng Anh: Electrical Engineering

+  CHUYÊN NGÀNH: Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa
Tên tiếng Anh: Automation and Control Engineering

+  CHUYÊN NGÀNH: Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa
Tên tiếng Anh: Automation and Control Engineering

+  CHUYÊN NGÀNH: Công nghệ kỹ thuật xây dựng
Tên tiếng Anh: Civil Engineering

+  CHUYÊN NGÀNH: Kiến trúc
Tên tiếng Anh: Architecture

- Các hướng nghiên cứu chính:

+ Công nghệ in 3D trong xây dựng

+ Kết cấu công trình

+ Vật liệu xây dựng

+ Mô hình thông tin xây dựng BIM

+ Công nghệ và kỹ thuật thi công

+ Kiến trúc công trình

+ Kiến trúc nội thất

+ Kiến trúc xanh

+ Vật liệu mới trong kiến trúc

+ Additive Manufacturing
+ CAD/CAM/CNC
+ Ứng dụng xử lý ảnh trong công nghiệp
+ Gia công áp lực có gia nhiệt
+ Gia công laser

+ PLC

+ Nâng cao chất lượng điện năng hệ thống điện.

+ Các dạng năng lượng mới và tái tạo ở Việt Nam.

+ Quản lý nhu cầu điện năng (DSM).

+ Lưới điện thông minh (Smartgrid)

+ Robot

- Thành tích

+ Nghiên cứu khoa học: Giảng viên và sinh viên trong khoa tích cựu tham gia các hoạt động NCKH, hàng năm thực hiện từ 8 đến 10 đề tài NCKH từ cấp trường trở lên; Có trên 20 công bố KH trên các tạp chí chuyên ngành, kỷ yếu hội thảo trong nước và quốc tế (trong đó 8-10 bài trên tạp chí ISI, SCOPUS từ Q4 đến Q1); Hướng dẫn từ 6 đến 8 đề tài NCKH sinh viên, thường xuyên có đề tài NCKH tham gia và đạt giải cao ở các cuộc thi sinh viên nghiên cứu khoa học, Techfest, Festival sáng tạo trẻ, cuộc thi khởi nghiệp sáng tạo, thiết kế xe tiết kiệm nhiên liệu, tham gia Robocon,...

+ Hoạt động phong trào: Đoàn viên sinh viên trong khoa tích cựu tham gia các hoạt động nhân đạo từ thiện, các hoạt động phong trào, thể dục thể thao, sinh viên tình nguyện, được nhận nhiều Bằng khen, giấy khen của Trung ương Đoàn và các cấp.

 

Tập thể giảng viên và sinh viên

My alt text   My alt text  

Học tập và thực tế 

My alt text  My alt text

Nghiên cứu khoa học

My alt text  My alt text

Hoạt động phong trào   My alt text

Học ngành Công nghệ kỹ thuật Điện-Điện tử, bạn có thể làm việc với các vị trí:

+ Là kỹ sư thiết kế kỹ thuật, công nghệ hệ thống Điện công nghiệp, lắp đặt, khai thác, vận hành, bảo trì; quản lý kỹ thuật, dịch vụ và chuyển giao công nghệ lưới điện tại các công ty điện lực, nhà máy điện, xí nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất (VSIP, Nomura, Tràng Duệ…), các khu dân cư, các tòa nhà, cao ốc văn phòng; trung tâm thí nghiệm, các tập đoàn công nghệ tiên tiến (LG, Toshiba, Vinfast…);

+ Có thể giảng dạy, nghiên cứu ở các trường, viện nghiên cứu, cơ quan quản lý về kỹ thuật Điện – Điện tử;

+ Có thể chuyển tiếp học tập ở các bậc cao hơn  (Thạc sỹ, Tiến sĩ) tại các cơ sở giáo dục đào tạo cùng ngành.