THÔNG TIN KHÁI QUÁT
Chương trình đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử (Chuyên ngành Công nghệ điện tử, vi mạch và bán dẫn) được xây dựng dựa trên sự kết hợp liên ngành giữa toán học, vật lý, điện tử, điều khiển và tự động hóa. Nội dung của chương trình đào tạo trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản và chuyên sâu về thiết kế, phát triển, và sản xuất các hệ thống điện tử, vi mạch. Sinh viên sẽ được học về các nguyên lý vật lý của linh kiện bán dẫn, quy trình công nghệ chế tạo vi mạch, và ứng dụng của vi mạch trong các hệ thống điện tử. Các môn học tăng cường trang bị kỹ năng thực hành thông qua học tập tại các phòng thí nghiệm hiện đại và thực hiện các dự án gắn với hoạt động thực tế tại doanh nghiệp, giúp sinh viên phát triển khả năng giải quyết vấn đề, làm việc nhóm, và tiếp cận các công nghệ tiên tiến.
Giá trị cốt lõi tạo nên sự khác biệt của chương trình đào tạo:
Chương trình đào tạo giúp người học xây dựng các kỹ năng cần thiết để làm việc và thích ứng với sự thay đổi.
Lấy người học làm trung tâm, kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy như Blended Learning, Flipped Classroom, học tập và tương tác trên hệ thống LMS (E-learning), làm đồ án môn học và đồ án tốt nghiệp.
Mang lại trải nghiệm thực tế
Các chương trình liên kết doanh nghiệp nhằm tăng trải nghiệm thực tế cho sinh viên và cơ hội việc làm sau tốt nghiệp.
Năng lực đầu ra
Tăng cường tính ứng dụng để sinh viên có cơ hội được học song song lý thuyết và thực hành:
- Áp dụng kiến thức
Giải thích và đánh giá các vấn đề kỹ thuật thông qua việc vận dụng kiến thức cơ sở ngành.
- Mang lại giá trị
Áp dụng nguyên lý của ngành nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức theo hướng phát triển bền vững.
- Tính chuyên môn cao
Vận dụng kiến thức chuyên ngành vào quá trình vận hành các công việc chuyên môn trong tổ chức.
- Hoàn thiện kỹ năng mềm
Thành thạo kỹ năng sử dụng tin học văn phòng và anh văn giao tiếp.
- Khẳng định bản thân
Chứng tỏ khả năng bản thân và chia sẻ hiểu biết cá nhân vào hoạt động đội, nhóm, tổ chức.
- Giải quyết vấn đề
Vận dụng kỹ năng phân tích, tổng hợp, tư duy phản biện để giải quyết vấn đề trong vận hành tổ chức.
- Thành thạo công cụ
Vận dụng kỹ năng tra cứu, thu thập, phân tích và xử lý thông tin qua các công cụ định tính và định lượng để phân tích.
Phương pháp học tập, giảng dạy và đánh giá
Chương trình đào tạo áp dụng linh hoạt nhiều phương pháp giảng dạy, kết hợp các công cụ đánh giá đa dạng.
- Phương pháp giảng dạy
Thuyết giảng, xây dựng tình huống, tổ chức hoạt động nhóm.
- Phương pháp học tập
Nghe giảng, tự học, làm việc nhóm, tham khảo thông tin, thuyết trình.
- Phương pháp đánh giá
Kết hợp các công cụ đánh giá gồm: tự luận, trắc nghiệm khách quan, vấn đáp, dự án thông qua các bài kiểm tra, báo cáo.
KHOA CÔNG NGHỆ VÀ KỸ THUẬT - ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
- Thông tin cơ bản về Khoa + Địa chỉ: Phòng 107 Nhà C6, Trường Đại học Hải Phòng, 171 Phan Đăng Lưu - Kiến An - Hải Phòng - Các chuyên ngành Đào tạo + CHUYÊN NGÀNH: Công nghệ chế tạo máy + CHUYÊN NGÀNH: Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa + CHUYÊN NGÀNH: Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa + CHUYÊN NGÀNH: Công nghệ kỹ thuật xây dựng + CHUYÊN NGÀNH: Kiến trúc - Các hướng nghiên cứu chính: + Công nghệ in 3D trong xây dựng + Kết cấu công trình + Vật liệu xây dựng + Mô hình thông tin xây dựng BIM + Công nghệ và kỹ thuật thi công + Kiến trúc công trình + Kiến trúc nội thất + Kiến trúc xanh + Vật liệu mới trong kiến trúc + Additive Manufacturing + PLC + Nâng cao chất lượng điện năng hệ thống điện. + Các dạng năng lượng mới và tái tạo ở Việt Nam. + Quản lý nhu cầu điện năng (DSM). + Lưới điện thông minh (Smartgrid) + Robot - Thành tích + Nghiên cứu khoa học: Giảng viên và sinh viên trong khoa tích cựu tham gia các hoạt động NCKH, hàng năm thực hiện từ 8 đến 10 đề tài NCKH từ cấp trường trở lên; Có trên 20 công bố KH trên các tạp chí chuyên ngành, kỷ yếu hội thảo trong nước và quốc tế (trong đó 8-10 bài trên tạp chí ISI, SCOPUS từ Q4 đến Q1); Hướng dẫn từ 6 đến 8 đề tài NCKH sinh viên, thường xuyên có đề tài NCKH tham gia và đạt giải cao ở các cuộc thi sinh viên nghiên cứu khoa học, Techfest, Festival sáng tạo trẻ, cuộc thi khởi nghiệp sáng tạo, thiết kế xe tiết kiệm nhiên liệu, tham gia Robocon,... + Hoạt động phong trào: Đoàn viên sinh viên trong khoa tích cựu tham gia các hoạt động nhân đạo từ thiện, các hoạt động phong trào, thể dục thể thao, sinh viên tình nguyện, được nhận nhiều Bằng khen, giấy khen của Trung ương Đoàn và các cấp.
|
Tập thể giảng viên và sinh viên
Nghiên cứu khoa học
Hoạt động phong trào |
CƠ HỘI HỌC TẬP VÀ PHÁT TRIỂN KHÔNG GIỚI HẠN
Học chuyên ngành Công nghệ điện tử, vi mạch và bán dẫn, bạn có thể làm việc với các vị trí:
+ Là kỹ sư nghiên cứu, thiết kế các hệ thống điện tử thông minh, các vi mạch tích hợp;
+ Là cán bộ quản lý kỹ thuật giám sát, vận hành, bảo dưỡng các hệ thống điện tiên tiến, các dây chuyền sản xuất điện tử, vi mạch trong các nhà máy, xí nghiệp sản xuất, các tập đoàn công nghệ tiên tiến (LG, Toshiba, Vinfast…)
+ Có thể giảng dạy, nghiên cứu ở các trường, viện nghiên cứu, cơ quan quản lý về kỹ thuật Điện, Điện tử.
+ Có thể chuyển tiếp học tập ở các bậc cao hơn (Thạc sỹ, Tiến sĩ) tại các cơ sở giáo dục đào tạo cùng ngành.